Lễ ra mắt sách “Tuyển tập các tác phẩm của TT.TS.Thích Hạnh Bình”

.

Buổi lễ có sự tham dự của TT.TS.Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng Thường trực HVPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ; TT.TS.Thích Hạnh Bình – Giám đốc trung tâm Phật học Hán truyền, giảng viên HVPGVN TP.HCM cùng chư Tăng bổn tự và quý Phật tử, độc giả các giới.

Buổi lễ đã giới thiệu đến quý Phật tử và quý độc giả các tác phẩm trước tác và phiên dịch của TT.TS.Thích Hạnh Bình đã được xuất bản từ năm 2005 đến nay.

Thượng toạ đã chia sẻ về tác phẩm mà thầy tâm đắc nhất là Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (xuất bản lần đầu năm 2005) với nhân duyên viết về nhân vật này sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và đa chiều.

Trong lời nói đầu của tác phẩm Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên, Thượng toạ đã nhấn mạnh:

“Trong lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, sự kiện xuất hiện nhân vật Đại Thiên và 5 việc của ông là sự chuyển biến lớn của Phật giáo Ấn Độ, nó là tiếng pháo khai cuộc cho sự cải cách Phật giáo.

Nếu như Phật giáo nguyên thủy chú trọng sống đời sống độc cư trong rừng núi, tránh xa thị thành thị Đại Thiên là người có công làm công tác tư tưởng để Phật giáo được hòa nhập vào xã hội. Nếu như Phật giáo trước đó đặc biệt chú trọng giới luật thì ông là người xem nặng tinh thần và ý nghĩa chân chính của đức Phật; nếu như Phật giáo sau thời Phật nhập diệt, những đệ tử của ngài vì quá thương mến và sùng kính đức Phật, xem ngài như là bậc toàn năng siêu nhân thì Đại Thiên là người có chủ trương xem đức Phật như là một vị Đạo Sư một vị Lương y tài ba, lấy con người làm trung tâm thảo luận của tất cả vấn đề.”

Tác phẩm sau khi ra xuất bản đã được giới học giả Đài Loan ca ngợi là đóng góp giá trị đối với nền học thuật Phật giáo.

Hình ảnh một số tác phẩm của TT.TS.Thích Hạnh Bình đã được xuất bản

Được biết, các tác phẩm của TT.TS.Thích Hạnh Bình bao gồm:

A. Đã xuất bản:
Tác phẩm trước tác:
1. Đạo Phật xưa và nay, NXB. Tôn giáo. 2006,
2. Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên, NXB. Tôn giáo. 2014,
3. Y pháp bất y nhân. NXB Phương Đông. 2007,
4. Triết học có và không. NXB Phương Đông. 2007,
5. Tìm hiểu giáo lý Phật giáo Nguyên thủy. NXB Phương Đông. 2007,
6. Đức Phật và những vấn đề thời đại. NXB Phương Đông. 2014,
7. Dịch Chú và đối chiếu các bản khác nhau về Dị bộ tông luân luận. NXB Phương Đông. 2016,
8. Bát Chánh đạo con đường giải thoát, NXB Phương Đông. 2018,
9. Nghiên cứu khái niệm A-la-hán trong lịch sử Phật gáo Ấn Độ. NXB. Hồng Đức, 2019,
10. Phật giáo Việt Nam suy tư và nhận định. NXB Phương Đông. 2014,
11. Nhân Quả. NXB. Tôn giáo. 2005.
12. Tiến trình giải thoát. NXB. Hồng Đức, 2019,

Tác phẩm dịch:
1. Phật giáo và cuộc sống. NXB Phương Đông. 2007,
2. Lịch sử tư tưởng Phật học Trung Quốc. NXB Phương Đông. 20013,
3. Lược giảng Luận Trung Quán. NXB Phương Đông. 2014,
4. Giảng giải Kinh Bát Nhã. NXB Phương Đông. 2014,
5. Vô ngã và Luân hồi. NXB Phương Đông. 2015,
6. Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy. NXB Phương Đông. 2015,
7. Lịch sử Thiền tông Trung Hoa. NXB Phương Đông. 2016,
8. Nghiên cứu tư tưởng Như Lai tạng. NXB Phương Đông. 2017,
9. Giảng giải Luận Đại thừa khởi tín. NXB Phương Đông. 2012,
10. Khái luận Lịch sử Phật giáo Ấn Độ. NXB Phương Đông. 2013,
11. Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích. NXB Phương Đông. 2011,
12. Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy. NXB. Hồng Đức, 2019,
13. Bộ phái Phật giáo và A-tỳ-đàm. NXB. Hồng Đức. 2019,
14. Nghiên cứu Luận thư và luận sư phái Thuyết nhất thiết hữu bộ. NXB. Hồng Đức. 2020,
15. 108 Lời tự tại. NXB. Hồng Đức, 2019.

Tác phẩm biên tập:
1. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tạp A-hàm. NXB. Hồng Đức, 2019,
2. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung A-hàm. NXB. Hồng Đức, 2019,
3. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trường A-hàm. NXB. Hồng Đức, 2019.

B. Sách sẽ xuất bản:
1. Lịch sử tư tưởng Phật giá Ấn Độ (Ấn Thuận)
2. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (Akira Hirakawa)
3. Phương pháp nghiên cứu Phật học (Hạnh Bình viết)
4. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tương Ưng
5. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung Bộ,
6. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trường Bộ.
7. Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tăng Chi Bộ.

Tại buổi lễ, nhị vị Thượng toạ còn trao đổi và chia sẻ thân tình về những trăn trở, ưu tư đối với nền Phật học nước nhà nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Buổi lễ đã khép lại với sự hoan hỷ đón nhận của toàn thể chư Tăng và Phật tử, độc giả hiện diện sau khi Thượng toạ tác giả ký tặng sách đến những người tham dự.

Related posts

Ý Nghĩa Phạm Thiên Thỉnh Phật Thuyết Pháp Trong Kinh A-hàm – Nikaya

KHÁI QUÁT SỰ TƯƠNG ĐỒNG-DỊ BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA.

Nền tảng xây dựng đạo đức theo đạo Phật