Home Tin tức KHÁI QUÁT SỰ TƯƠNG ĐỒNG-DỊ BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA.

KHÁI QUÁT SỰ TƯƠNG ĐỒNG-DỊ BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA.

by admin_thb
Chánh tin trong phật pháp

Sáng ngày 26/7/2020 Hơn 800 hành giả an cư là Tăng ni sinh tại Học viện PGVN TP. HCM đã có buổi lắng nghe pháp thoại do TT. Thích Hạnh Bình – Giám đốc trung tâm Phật học Hán truyền, giảng viên khoa Lịch sử Phật giáo Thế giới Học viện PGVN TP. HCM chia sẻ với chủ đề: ” Khái quát sự tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa “.

Mở đầu buổi pháp thoại TT đã nhắc lại sơ lược về giáo lý cơ bản của Phật giáo. Quá trình hình thành hệ thống kinh điển của Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa.

Trình bày về lịch sử hình hình của kinh điển Phật giáo Thượng tọa chia sẻ, Cho đến hôm nay, đối với những người trong giới nghiên cứu và cá nhân tôi cũng chưa tìm thấy được dấu vết nào của bản kết tập kinh điển lần thứ nhất như chúng ta vẫn thường được biết. Mà mãi đến về sau, đến thời của vua A Dục chúng ta thấy được bản kết tập kinh điển bao gồm: 5 bộ kinh Nikaya, 4 bộ kinh A hàm và các bộ Luật tạng. Đó là những bộ kinh gần nhất với chúng ta, cụ thể là 5 bộ kinh Nikaya được biên tập thành chữ viết tại Sri Lanka vào khoảng năm 30-17 TCN. Cho nên những thiếu sót về giáo lý, sự xuất hiện thêm những luồng tư tưởng khác trong kinh điển là điều không tránh khỏi.

Dù như thế nhưng ngay từ thời Đức Phật đã hình thành các yếu tố của quá trình tu hành, cụ thể là Văn – Tư – Tu. Đây là phương pháp tu tập, đồng thời là lộ trình bắt buộc của người tu hành. Điều này đều có cả trong kinh điển Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.

Thượng tọa nói thêm, Tất cả các luồng tư tưởng trong cả 2 hệ thống Phật giáo đều bắt nguồn từ các yếu tố: Duyên khởi – vô thường – vô ngã. Ba giáo lý này là nội hàm mà đức Phật đã chứng ngộ trong 49 ngày đêm thiền định. Tất cả hệ thống kinh điển từ Nikaya và A hàm điều được xây dựng dựa vào nền tảng này. Vì thế, Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa căn bản không có sự khác biệt.

Khi Phật giáo được truyền vào Trung Hoa kinh điển đã có phần được lượt bớt cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong giai đoạn ấy kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện những đoạn kinh mới được xây dựng từ nền tảng kinh điển trước. Như câu: “Y pháp bất y nhân” chúng ta thường hay biết, được đúc kết qua lời di huấn của đức Phật: Tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy lấy giáo pháp làm thầy. Chúng ta thấy, tuy có sự khác nhau về hình thức diễn đạt, nhưng thực chất về tư tưởng là không khác.

Kết thúc buổi pháp thoại Thượng tọa đã bày tỏ niềm vui, sự hoan hỷ được chia sẻ kinh nghiệm tu tập, nghiên cứu của mình cho Tăng ni sinh tại Học viện. Thượng tọa hứa hẹn sẽ có nhiều buổi pháp thoại hơn nữa với trong thời gian tới.

Ảnh, tin: Phước Hạnh

bài viết cùng chủ đề

Leave a Comment

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?
-
00:00
00:00
Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00